PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY

PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY

PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY

PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY

PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY
PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY

PHÂN TÍCH AN TOÀN HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY

Ngày đăng: 23/10/2023

    Tóm tắt: Hàng năm, Việt Nam phải đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng các công trình bảo vệ bờ trên các hệ thống sông để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản do xói lở bờ sông gây ra. Hiện trạng sạt lở bờ xảy ra thường xuyên trên các tuyến sông do nhiều nguyên nhân và sạt lở càng nghiêm trọng hơn trong các đợt mưa lũ kéo dài. Các giải pháp kè bảo vệ mái với nhiều thức kết cấu linh hoạt là các biện pháp hiệu quả để tăng cường ổn định cho bờ sông chống các tác hại xói lở bờ, giữ cho dòng chảy trong sông ổn định, kết hợp bảo vệ cầu, đường giao thông và đáp ứng yêu cầu cảnh quan đô thịVới các số liệu thu thập được, nghiên cứu đã xây dựng bài toán tính xác suất an toàn cho hệ thống kè sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang theo lý thuyết độ tin cậy. Các tính toán đã chỉ ra rằng: hệ thống kè sông Lô đảm bảo an toàn phòng lũ với tần suất lũ thiết kế P =5% và an toàn theo độ tin cho phép (tiêu chuẩn của Nga) khi không kể đến ảnh hưởng của độ dài tuyến kè và hệ thống kè có khả năng bị sự cố khi kể đến độ dài của 7 đoạn kè sông; khi cần thiết phải nâng cấp sửa chữa tuyến kè thì cần quan tâm nhiều nhất đến đoạn kè số 5 vì đây là đoạn có độ tin cậy thấp nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến sự cố hệ thống.

     

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Sạt lở bờ sông là một qui luật tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven sông, là nguyên nhân chính làm mất đất sản xuất của người dân với diện tích rất lớn tập trung chủ yếu dọc bờ sông. Dòng chảy trên các hệ thống sông lớn miền Bắc như: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lô, sông Gâm thường mang nhiều bùn cát, hơn  nữa nền sông là bồi tích nên rất dễ xói bồi. Xói lở và bồi lắng không chỉ diễn ra vào mùa lũ mà còn vào mùa kiệt, do đó việc xác định các nguyên nhân, cơ chế để tìm các giải pháp nhằm phòng, chống và hạn chế tác hại của quá trình sạt lở là việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sự an toàn của các khu dân cư, đô thị. Hàng năm, Việt Nam đã phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông trên khắp cả nước để đối phó với hiện tượng sạt lở bờ sông, và các hình thức kết cấu kè bảo vệ mái là một  giải pháp được lựa chọn phổ biến để tăng cường ổn định cho bờ sông chống lại các nguy cơ xói lở bờ. Hiện nay, các công trình phòng lũ bảo vệ bờ của Việt Nam chủ yếu được thiết kế theo phương pháp tất định, trong đó các chỉ tiêu an toàn dùng để đánh giá là hệ số an toàn; các tính toán về ngẫu nhiên và độ tin cậy trong hệ thống thủy lợi đã được thực hiện trong các luận án, đề tài và nghiên cứu. Trong khi đó, các nước tiên tiến trên thế giới: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu đã sử dụng phương pháp thiết kế ngẫu nhiên và các tiêu chuẩn về độ tin cậy để đánh giá an toàn cho công trình.

    Bài báo giới thiệu sơ bộ hiện trạng xói lở bờ sông ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, phân tích các hình thức kết cấu bảo vệ bờ sông và các nguyên nhân, sự cố làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống kè. Nghiên cứu đã ứng dụng lý thuyết độ tin cậy để đánh giá an toàn cho hệ thống kè sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang có kể đến ảnh hưởng của chiều dài tuyến kè và các định hướng nâng cao độ tin cậy cho các đoạn kè khi có các yêu cầu về sửa chữa  nâng cấp hệ thống kè.

     

    2. HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ SÔNG VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU  KÈ BẢO VỆ MÁI

    2.1 Hiện trạng sạt lở bờ sông

    Hiện tượng sạt lở bờ sông ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân: Biến đổi khí hậu gây ra các đợt mưa lũ lớn và mưa trái mùa làm mực nước trên sông thay đổi; tình trạng khai thác cát sỏi trái phép làm lòng sông hạ thấp dẫn tới thay đổi chế độ dòng chảy; các tàu, thuyền tải trọng lớn di chuyển theo luồng sát bờ sông tạo  ra sóng, kết cấu địa chất bờ sông là đất pha cát bở rời đã làm xói lở bờ sông; tác động của việc  điều tiết dòng chảy trong việc xả lũ và tích nước của hệ thống các công trình thủy điện phía thượng nguồn gây ra; bờ sông thiếu các hệ  thống kè bờ gia cố. Hiện trạng sạt lở xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng trong các đợt mưa lũ kéo dài, có thể kể đến một số sự cố sạt trượt điển hình đã xảy ra trên các hệ thống sông lớn ở miền Bắc trong những năm qua như:

    -  Sự cố sạt lở 500m bờ hữu sông Đà đoạn qua huyện Ba Vì năm 2020 do dòng chủ lưu áp sát chân kè làm cho chân kè Minh Quang bị sạt lở mạnh khoảng 30m, cung sạt sát vào chân đêdo mái kè là mái đê đã ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của tuyến đê Khánh Minh và an toàn của trạm bơm Đồng Tiến (Báo điện tử kinh tế  và đô thị, 2021).

    • Sự cố sạt lở bờ bãi sông Hồng đoạn qua thôn Sơn Hô - huyện Gia Lâm sau những đợt mưa kéo dài năm 2021 có nguy cơ cuốn trôi nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp, diễn biến sạt lở phức tạp, ăn sâu vào bờ bãi làm cho chiều dài đoạn sạt lở tăng thêm, các cung trượt, sạt có xu hướng mở rộng trong trường hợp có mưa lớn (Báo điện tử kinh tế và đô thị, 2021).
    • Sự cố sạt lở bờ sông Tả Hồng Hà huyện Tiền Hải - Thái Bình với chiều dài xói lở khoảng 30m năm 2021 do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ cơn bão số 7. Địa phương  đã phải huy động hơn 50 nhân công, phương tiện, máy móc và hơn 125m3 đất cát, 120 cây tre, 300 cọc tre, hàng trăm vỏ bao bì để  kịp  thời gia cố, bảo vệ đê (Báo điện tử tài nguyên và môi trường, 2022).
    • Bờ sông Lục Nam - Bắc Giang tại khu vực thôn Đầm và thôn Hòa Mục bị sạt lở, nhiều bụi tre chắn sóng sụt xuống mép sông do khai thác cát sỏi trên sông, ảnh hưởng đến an toàn của dân cư ven bờ (Báo điện tử Bắc Giang, 2021).

    Do đó, cần thiết phải có các hình thức bảo vệ bờ sông đảm bảo an toàn cho dân cư và các vùng kinh tế ven sông, và gia cố bờ sông bằng các hình thức kết cấu kè là một trong các giải pháp công trình được ứng dụng nhiều nhất trên các hệ thống sông.

    Mở ảnh

         Hình 1. Sạt lở tại bờ bãi sông Hồng đoạn đi qua thôn Sơn Hô huyện Gia Lâm            Hình 2. Sạt lở mái đê phía trong đồng, đoạn đê cửa sông Tả Hồng Hà-Thái Bình

    2.2. Một số hình thức kết cấu kè bảo vệ bờ sông

    Kè là kết cấu gia cố, phòng chống xói lở, bảo vệ an toàn mái dốc bờ sông hoặc mái đê, giữ cho dòng chảy trong sông ổn  định,  có  thể còn kết hợp bảo vệ cầu,  đường  giao thông và đáp ứng yêu cầu cảnh quan đô thị. Nhiều giải pháp công nghệ bảo vệ bờ sông chống xói lở đã được đưa ra và đạt được những hiệu quả nhất định, nhưng chưa  có giải pháp nào có thể áp dụng chung cho  tất  cả các công trình. Nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới, cải tiến giải pháp công nghệ cũ nhằm nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ bờ sông chống sạt lở,  thân thiện với môi trường vẫn đang được tiếp tục. Các hệ thống kè cần đảm bảo các yêu cầu: ổn định, bền vững lâu dài, tôn tạo môi trường sinh thái, hài hòa với cảnh quan tự nhiên, đô thị và đáp ứng các yêu cầu xã  hội.  Hiện  trạng kè bảo vệ bờ sông ở miền Bắc khá phong phú và đa dạng, khi phân loại  theo hình thức kết cấu, các kè được phân thành 3 nhóm (Phạm Văn Quốc và nnk, 2018):

    Kè mái nghiêng, các vật liệu làm  kè như: đá đổ, đá xếp, đá xây có hoặc không có khung bê tông; kè bằng thảm bê tông;  kè bằng mảng các cấu kiện bê tông. Kết cấu kè dựa trên mái nghiêng của vách bờ hoặc mái đê, đây là hình thức bảo vệ mái khá phổ biến và rất phong phú về thể loại trên các  hệ  thống sông như: kè đá xây trên sông Nậm Núa - Điện Biên, kè bằng đá  xếp  trong  khung bê tông ở bờ sông Đông Đại -Thái Bình, kè bằng các tấm bê tông cốt thép trên sông Cầu - Thái Nguyên.

          Mở ảnh

     Hình 3. Kè bằng các tấm bê tông cốt thép trên sông Cầu – Thái Nguyên               Hình 4. Kè bê tông dự ứng lực trên kênh La Khê – Hà Đông

                                                    Mở ảnh

                                      Hình 5. Thi công tường kè sườn chống bản góc BTCT bờ hữu sông Hồng - Thành phố Lào Cai

    • Kè tường đứng, các dạng tường đứng được bố trí phổ biến trên các hệ thống kênh, sông như: tường kè bê tông dự ứng lực trên kênh La Khê - Hà Đông; tường kè sườn chống bản góc bê tông cốt thép ở bờ sông Thao - Lào Cai, tường kè sườn chống bản góc BTCT tại bờ hữu Sông Hồng đoạn qua Thành Phố Lào Cai.
    • Hiện tại một số giải pháp kè sinh học đã được thí điểm ứng dụng cho công trình bảo vệ mái dốc kè bờ sông khu vực miền núi phía Bắc: tỉnh Bắc Kạn, Sơn La và Thái Nguyên. Chân kè được gia cố bằng đá hộc; kết hợp gia cố bằng đá hộc và hom Si; gia cố bằng rọ đá hoặc gia cố bằng đá hộc kết hợp trồng cọc cây tươi. Mái kè gia cố: trồng bó hom, cây Pượu, cây Mảy Chạy; trồng bó hom cây si xen chéo hom cây Pượu; rọ đá kèm cọc cây Mảy Chạy; trồng cỏ Vetiver (Hoàng Tuấn, 2015).

                                    Mở ảnh

          Hình 6. Mô hình thí điểm kè sinh học xã Thanh Mai, tỉnh Bắc Kạn              Hình 7. Mô hình thí điểm kè sinh học xã Thôm Mòn, tỉnh Sơn La

     

    3.ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG LÔ ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

    3.1 Hiện trạng hệ thống kè bảo vệ bờ sông Lô

    Kè bảo vệ bờ phải sông Lô đoạn đi qua thành phố Tuyên Quang dài 2349m (đoạn AB và BC) là công trình cấp III với tần suất mực nước lũ thiết kế 5%, có nhiệm vụ sau: tăng cường khả năng thoát lũ và chống sạt lở bờ sông Lô, khắc phục ảnh hưởng bất lợi do vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho dân cư và các công trình ven sông. Căn cứ vào điều kiện: địa hình, địa chất, các dạng hình thức kết cấu của mái kè, đoạn kè dài 2349m được chia thành 7 đoạn như sau (Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi, 2009):

                             Bảng 1. Thông số kỹ thuật của 7 đoạn kè có tổng chiều dài 2349m

     

    TT

    Chiều dài đoạn kè

    Cao trình đỉnh kè

    Cao trình chân kè

    Hệ số mái

     

    Hình thức các đoạn kè

    m1

    m2

    Đoạn 1

    58,81

    26.7

    18.5

    1.75

     

    Đoạn kè 1 mái

    Đoạn 2

    250,72

    26.7

    14

    1.75

    1.75

    Đoạn kè 2 mái

    Đoạn 3

     

    118,1

    26.7

    21.5

    1.75

     

    Đoạn kè 1 mái nối tiếp với bến khai thác cát

    Đoạn 4

    287,23

    28.2

    14

    1.75

    1.75

    Đoạn kè 2 mái

    Đoạn 5

    816,5

    25.2

    14

    1.75

    1.75

    Đoạn kè 2 mái

    Đoạn 6

     

    636,54

    26.7

    13

    1.75

    0.25

    Đoạn kè bán nghiêng, tường kè BTCT có tường chống

    Đoạn 7

    181,1

    26.7

    14

    1.75

    1.75

    Đoạn kè 2 mái

    Kết cấu của các đoạn kè:

    • Đỉnh kè: có hành lang đi lại rộng 3m, tường chắn đỉnh kè bằng đá xây M75 và bê tông  M150. Trên đỉnh tường có lan can để đảm bảo an toàn và tạo cảnh quan dọc bờ sông.

    • Thân kè: Mái kè gia cố bằng khung BTCT kích thước (3.0x3.0) m bên trong lắp đặt các 

      tấm BTCT M200 kích thước (0.64x0.64) dày 12cm có lỗ rỗng kích thước (0.44x0.44) m để trồng cỏ. Phía dưới là lớp lọc gồm dăm lót dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật.

      + Đoạn kè bán nghiêng: tường kè bằng BTCT M200, cách 2,5m có một sườn chống dày 40cm. Chiều cao tường H=8.5m, chiều rộng bản 

      đáy 8m, hệ số biến đổi mái thượng lưu tường m=0.25, chiều rộng bản tường thay đổi từ 0.6m đến 0.35m.

    • Chân kè bằng BTCT M200 đổ liền khối, mỗi đoạn dài 5m bao gồm: dầm chặn mái kích thước (0.3x0.7)m; tường chân kè kích thước (0.3x1.5)m, kết hợp tạo cơ có chiều rộng B=2m, mặt cơ đổ BTCT M200 dày 20cm, 2 đầu có dầm ngang kích thước (0.3x0.4) m. Giữa các đoạn có khe co giãn bằng giấy dầu nhựa đường.

    Mở ảnhMở ảnh

    Hình 8. Mặt cắt ngang đoạn kè 1 mái                                                                   Hình 9. Mặt cắt ngang đoạn kè 2 mái

                                                         Mở ảnh

                                                     Hình 10. Mặt cắt ngang đoạn kè tường BTCT có tường chống

    3.2 Độ tin cậy của hệ thống kè sông Lô

    3.2.1Sơ đồ cây sự cố

    Thông qua đánh giá hiện trạng hệ thống, các tính toán kiểm tra với hệ thống kè sông Lô gồm:

    • Kè mái nghiêng (các đoạn kè 1,2,3,4,5,7): thân kè có khả năng mất ổn định trượt sâu, lớp gia cố mái kè bị trượt dọc theo mái nghiêng.
    • Đoạn kè bán nghiêng (đoạn 6) có khả năng mất ổn định: trượt phẳng, bị lật quanh chân hạ 

      lưu, sức chịu tải của nền không đảm bảo.

    • Các cơ chế sự cố và các phần tử kè (mỗi phần tử là một đoạn kè, có 7 đoạn) được liên kết theo hình thức ghép nối tiếp như sơ đồ cây sự cố trên hình 11, vì chỉ cần một cơ chế sự cố xảy ra hoặc 1 phần tử công trình bị sự cố sẽ dẫn đến sự cố  hệ thống kè. Chiều dài mỗi đoạn kè có ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống.

                                                                                                                     Mở ảnh

    Hình 11. Sơ đồ cây sự cố hệ thống kè sông Lô

    3.2.2 Hàm tin cậy của các cơ chế sự cố

    1. Thân kè  bị trượt sâu: Sử dụng phương pháp Bishop để thiết lập hàm tin cậy mất ổn định trượt sâu thân kè Z1, trong đó tổng các mô men chống trượt được xem là hàm sức chịu tải,  tổng mô men gây trượt là hàm tải trọng (Nguyễn Văn Mạo, nnk 2014).

                                                    Mở ảnh

           Trong đó: Kat ,W,u,c,j,an ,b: Lần lượt là hệ số an toàn mái dốc, trọng lượng thỏi đất, áp lực nước lỗ rỗng, lực dính đơn vị, góc nội ma sát, góc theo phương ngang và phương cung trượt, bề rộng của thỏi đất.

           b. Lớp gia cố mái kè bị trượt dọc theo mái xuống chân kè với hàm tin cậy Z2 (Pham Quang Tu, 2014).

                                                  Z2 = (G.cosa. tan gj + C.L) - G.sina                                                           (2)

    Trong đó: G, a, j, C, L lần lượt là: trọng lượng  lớp gia cố  mái kè, góc nghiêng của mái kè, góc ma sát trong của đất dưới mái kè, lực dính đơn vị của đất và chiều dài mái kè.

    1. Tường kè BTCT bị trượt phẳng tại mặt tiếp xúc giữa tường kè và nền, hàm tin cậy Z3

      Z3  = (å- Wt  ).tan gjn C.A - åP                                             (3)

         Trong đó: Lực ma sát (å - Wt  ). tan gj và lực dính C.A trên mặt phá hoại là hàm sức chịu tải, lực gây trượt ålà hàm tải trọng; trọng lượng công trình(åG) , lực thấm  (Wt ) , góc ma sát trong của nền (jn  ) , lực dính đơn vị (C). Các biến ngẫu nhiên để xác định các hàm tải trọng và hàm sức chịu tải được xác định từ các tài liệu quan trắc khảo sát hiện trường tại thời điểm tính toán.

           d. Tường kè BTCT có khả năng bị lật quanh một trục ở chân kè khi tổng mô men chống lật åMcl     nhỏ  hơn  tổng  mô  men  gây  lật åMgl    ,  hàm tin cậy Z4

                                                      Z4  = åMcl  Mgl                                                                                                (4)

         Trong đó: åcl là hàm sức chịu tải,  åMgl    là hàm tải trọng. Các các biến ngẫu nhiên để tính các giá trị mô men như: mực nước lưng tường, mực nước trong sông; dung trọng của bê tông làm tường, kích thước của tường, các chỉ tiêu cơ lý của đất nền và lưng tường, được xác định từ các tài liệu quan trắc về công trình trong nhiều năm, tài liệu khảo sát và tài liệu đánh giá hiện trạng công trình ở thời điểm tính toán (Nguyễn Văn Mạo, nnk 2014).

    e. Nền không đủ khả năng chịu tải

     Khi ứng suất trung bình tại chân móng tường BTCT vượt quá khả năng chịu tải của nền thì nền bị phá hoại, hàm tin cậy Z

        Z5 = RTC sTB                                                                                                          (5)

    Trong đó: RTC : sức chịu tải của đất nền; sTB  : ứng suất trung bình của móng kè. RTC và sTB là hàm của nhiều  biến  ngẫu  nhiên như: mực nước ngầm ở lưng tường và ở trong sông; dung  trọng của bê  tông tường đứng,  kích thước củatường,  các  chỉ  tiêu cơ lý của nền, được xác định từ các tài liệu quan trắc về công trình trong nhiều năm, tài liệu khảo sát và tài liệu đánh giá hiện trạng công trình ở thời điểm tính toán.

    3.2.3 Độ tin cậy (ĐTC) của hệ thống kè

    a. Độ tin cậy của mỗi cơ chế sự cố: Pai

    - Khi không xét đến ảnh hưởng của hiệu ứng độ dài (Pham Quang Tu, 2014):

    + Độ tin cậy (Xác suất an toàn) của cơ chế sự cố i: Mở ảnh  (6)

    Trong đó:f (bi ) :giá trị của hàm phân bố chuẩn; b: chỉ số tin cậy của cơ chế sự cố thứ i

    +Xác suất sự cố: Pisc= 1- Piat                                                                             (7)

    - Khi xét đến ảnh hưởng của hiệu ứng độ dài (Pham Quang Tu, 2014):

       +  Xác  suất   sự   cố   của   cơ   chế   sự   cố i: PiLsc = Pisc . f iL                     (8)

    Trong đó: fiL : hệ số ảnh hưởng của chiều dài Mở ảnh(9)

    Li: chiều dài đoạn kè tính toán; ai: hệ số ảnh hưởng; di: chiều dài tương quan.
    b. Độ tin cậy của từng đoạn kè:  Pdkat

    Giả thiết có m cơ chế sự cố xảy ra với từng đoạn kè và các cơ chế sự cố xảy ra độc lập: Mở ảnh  (10)

          Trong đó Pisctính theo (7) khi không xét ảnh hưởng của chiều dài; Pisc tính theo (8) khi xét đến ảnh hưởng của chiều dài đoạn kè.
            c. Độ tin cậy của hệ thống kè: Pat HT  

    - Hệ thống kè được chia thành 7 đoạn và các đoạn làm việc theo mô hình ghép nối tiếp.

                                      Mở ảnh    (11)

            Trong đó: Patdki độ tin cậy của đoạn kè thứ i, được xác định như (10).

     - Hệ thống an toàn theo các tiêu chuẩn về độ tin cậy khi: Mở ảnh

     Trong đó: [Pat HT ] :  độ  tin  cậy  cho  phép  của hệ thống.

      - Nghiên cứu sẽ sử dụng tần suất mực nước lũ thiết kế 5% và tiêu chuẩn độ tin cậy của Nga để đánh giá an toàn hệ thống. Trong đó, hệ thống kè được thiết kế với tần suất lũ mực nước lũ thiết kế 5% tức là xác suất sự cố cho phép có thể xảy ra với hệ thống kè là 0.05 hay mức đảm bảo (độ tin cậy) của hệ thống kè là 0.95.

    3.2.4 Số liệu và các kết quả tính độ tin cậy hệ thống kè sông Lô

    1. Các biến ngẫu nhiên trong hàm tin cậy (Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi, 2009)

      Bảng 2. Các biến ngẫu nhiên phân bố chuẩn khi tính ĐTC của các đoạn kè mái nghiêng

    TT

    Tên các BNN

    Ký hiệu BNN

    Kỳ vọng

    Độ lệch chuẩn

    1

    Dung trọng của bê tông

          gbt (KN/m3)

    25

    1.25

     

            2

     

    Dung trọng của đất dưới lớp kè: lớp 1, 2, 3

            gw1 (KN/m3)

    19.6

    1.96

              gbh2 (KN/m3)

    19.3

    1.93

               gbh3 (KN/m3)

    20.1

    2.01

     

            3

     

    Góc ma sát trong của đất dưới lớp kè

     jw1

    23

    2

     jbh2

    21

    2

    jbh3

    22

    2

     

            4

     

    Lực dính đơn vị của đất dưới lớp kè

    w1(KN/m2)

    35

    5

    Cbh2(KN/m2)

    32

    5

    Cbh3(KN/m2)

    30

    5

     

             5

     

    Kính thước tấm bê tông trong khung kè

    a (m)

    0.64

    0.01

    b (m)

    0.64

    0.01

    t (m)

    0.12

    0.02

    6

    Độ rỗng của đất nền

    n

    0.35

    - (Tất định)

    &
    Zalo
    Hotline

     

    7

     

    Kích thước khung kè BTCT

    d (m)

    3

    0.02

    l (m)

    3

    0.02

    8

    Cao độ mực nước phía sông

    ZS (m)

    17.5

    0.17

    9

    Cao độ chân kè (Đoạn 2,4,5,7)

    Zchân

    14

    0.2

    10

    Cao độ chân kè (Đoạn 1,3)

    Zchânkè

    18.5; 21.5

    0.2

    11

    Dung trọng của đá chân tường

    gd(KN/m3)

    24

    1.2

    12

    Góc ma sát trong của đá

    jđ ( độ)

    350

    5o

            13

    Cao độ mực nước ngầm phía lưng kè

     

    Zn

     

    25

     

    0.3

    14

    Hệ số mái nghiêng của kè

    m1, m2

    1.75

    - (Tất định)