TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng

TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng

TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng

TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng

TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng
TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng

TCVN 13608:2023 về hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng

Ngày đăng: 05/10/2024
    Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị đóng vai trò to lớn giúp thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra thì nên tuân theo TCVN 13608:2023.


    Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị (trừ các công trình thể dục thể thao ngoài trời) có thể là một thành phần cấu thành của hệ thống chiếu sáng công cộng, được cấp nguồn và điều khiển theo mạng điều khiển chung của hệ thống chiếu sáng công cộng của đô thị, hoặc ...cũng có thể là một hệ thống công trình được quản lý và vận hành một cách độc lập. Hệ thống chiếu sáng phục vụ luyện tập và thi đấu tại các công trình thể dục thể thao ngoài trời cần được quản lý vận hành một cách độc lập.
     

    Thiết bị chiếu sáng và các thiết bị đi kèm (đèn, cột đèn, cần đèn) phải có tính thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan môi trường và đáp ứng các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Khi thiết kế chiếu sáng cho một đối tượng hay một khu vực cụ thể cần lưu ý đến đặc điểm và yêu cầu chiếu sáng của các khu vực phụ cận để tránh gây ra hiện tượng “ô nhiễm ánh sáng“ đối với những khu vực này.
     

    Để đảm báo các yêu cầu trên, khi thiết kế, lắp đặt hay cải tạo chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật nên tuân theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13608:2023.
     

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13608:2023 chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra các các yêu cầu kỹ thuật cần tuân thủ trong tính toán thiết kế mới, xây dựng, cải tạo và kiểm tra đánh giá các hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật (ưu tiên cho sử dụng các nguồn sáng LED, các công trình thiết kế mới chỉ sử dụng nguồn sáng LED).
     

    Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại các công trình công cộng, đường giao thông nên đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

    Hệ thống chiếu sáng các công trình công công và hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Hệ thống chiếu sáng các đường giao thông, đường phố, các nút giao thông, đường và đường hầm dành cho người đi bộ; các đoạn đường đi qua khu vực dân cư, các khu giao cắt, các trạm nghỉ, trạm xăng của đường cao tốc. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài các khu trung tâm, các khu vực vui chơi công cộng, các quảng trường, công viên và vườn hoa, các công trình thể dục thể thao ngoài trời, các công trình kiến trúc, tượng đài tiêu biểu thuộc đô thị hoặc nông thôn. Tiêu chuẩn này không áp dụng trong thiết kế chiếu sáng các vườn có chức năng (vườn thú, vườn bách thảo...), ga tàu hoả và bến đợi, cảng hàng không.
     

    Theo hướng dẫn tại tiêu chuẩn này thì hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm các chỉ tiêu định lượng và chất lượng chiếu sáng theo quy định hiện hành. Nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng sử dụng cho hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn hiện hành, tương ứng với đối tượng được chiếu sáng. Độ tin cậy của các thiết bị chiếu sáng trong quá trình hoạt động. Sự an toàn cho người vận hành và dân cư, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thuận tiện điều khiển các hệ thống chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Có hiệu quả về kinh tế, bao gồm kinh phí lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và thay thế.
     

    Các thiết bị và vật liệu sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng ngoài việc phải tương ứng với các yêu cầu trong các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng, đồng thời phải tương ứng với các điều kiện kỹ thuật, mạng lưới điện áp và các điều kiện môi trường xung quanh. Các thiết bị chiếu sáng được sử dụng cần phải có hiệu quả sử dụng điện năng cao, độ bền và khả năng duy trì các đặc tính quang học trong điều kiện làm việc ngoài trời tốt - có cấp bảo vệ IP tối thiểu theo quy định. Thiết kế cấp điện cho hệ thống chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành
     

    Thiết bị chiếu sáng và các thiết bị đi kèm (đèn, cột đèn, tủ điện) phải có tính thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Khi thiết kế chiếu sáng cho một đối tượng hay một khu vực cụ thể cần lưu ý đến đặc điểm và yêu cầu chiếu sáng của các khu vực phụ cận để tránh gây ra hiện tượng “ô nhiễm ánh sáng” đối với những khu vực này.
     

    Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật (trừ các công trình thể dục thể thao ngoài trời) có thể là một thành phần cấu thành của hệ thống chiếu sáng công cộng, được cấp nguồn và điều khiển theo mạng điều khiển chung của hệ thống chiếu sáng công cộng, hoặc cũng có thể là một hệ thống công trình được quản lý và vận hành một cách độc lập.
     

    Hệ thống chiếu sáng phục vụ luyện tập và thi đấu tại các công trình thể dục thể thao ngoài trời cần được quản lý vận hành một cách độc lập. Các hệ thống chiếu sáng ưu tiên sử dụng nguồn sáng LED tích hợp công nghệ loT, được điều khiển bằng hệ thống điều khiển thông minh về các chỉ tiêu định lượng, chất lượng chiếu sáng (độ chói, độ rọi, màu sắc ánh sáng ...) phục vụ tốt cho các đô thị thông minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người.
     

    Chiếu sáng các cảnh quan kiến trúc vào ban đêm cần phải thực hiện theo quy hoạch và tập trung vào các loại công trình: Các tổ hợp nhà và công trình, vườn cây và bể phun nước, quảng trường và đường phố, bờ sông, công viên và những nơi nghỉ ngơi công cộng; Các công trình và tượng đài tiêu biểu cấp địa phương và quốc gia, các điểm kiến trúc - nghệ thuật và lịch sử - văn hóa;
     

    Thiết kế chiếu sáng bên ngoài các công trình kiến trúc, tượng đài phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Hệ thống chiếu sáng đường, đường phố cho xe cơ giới phải bảo đảm cho người điều khiển phương tiện giao thông lưu hành an toàn. Bảo đảm cho người đi bộ nhận biết sự nguy hiểm, tự định hướng, nhận biết được những chướng ngại nguy hiểm, người đi bộ khác và chọn cho mình hướng đi an toàn. 
     

    Ngoài ra về độ chói, thiết bị chiếu sáng phải tạo được một mức độ nhất định, cần thiết để mắt người điều khiển phương tiện giao thông nhận biết được các chi tiết nhỏ với mức độ tương phản thấp ngay cả khi phương tiện giao thông di chuyển với tốc độ cao, tương ứng với tình huống giao thông. Khi thiết kế chiếu sáng trên các trục đường vận chuyển tốc độ lớn, tại điểm kết thúc phải tạo ra các vùng đệm. 
     

    Vị trí cột đèn báo ở nút giao thông phải có khả năng dẫn hướng tốt cho người điều khiển phương tiện giao thông. Chiếu sáng trên các cầu có quy mô vừa và nhỏ phải tương đồng với chiếu sáng của phần đường nối tiếp với cầu. Chiếu sáng các đường gần sân bay, đường xe lửa, bến cảng hệ thống chiếu sáng đường không được gây nhầm lẫn với hệ thống đèn tín hiệu cất, hạ cánh của sân bay.
     

    Chiếu sáng đường tại nút giao với đường sắt phải tuân đảm bảo cho người điều khiển phương tiện giao thông khi dừng lại đủ tầm nhìn phân biệt rõ xe cộ, lối đi, chướng ngại vật và người bộ hành. Chiếu sáng vỉa hè, đường, cho xe thô sơ và người đi bộ phải giúp phát hiện được các chướng ngại vật và những mối nguy hiểm trên đường và nhận diện người đang tiến lại gần. Do đó cần chiếu sáng cả trên mặt ngang, mặt đứng và không gây chói loá mắt.
     

    Chiếu sáng bên ngoài các công trình công cộng như các trung tâm đô thị, quảng trường, các điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời, các khu trung tâm thương mại và khu vực vui chơi công cộng, công viên vườn hoa, các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước, phải xây dựng trên cơ sở giải pháp tổng thể, đáp ứng các yêu cầu ưu tiên về mức độ quan trọng của chúng. 
     

    Chiếu sáng bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở thì độ rọi ngang trung bình bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở quy định. Chiếu sáng công viên, vườn hoa ngoài việc phải đảm bảo mức độ chiếu sáng phù hợp đối với từng hoạt động chức năng phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố trang trí, thẩm mỹ. Hệ thống chiếu sáng các công trình kiến trúc phải bảo đảm chiếu sáng đồng đều các bề mặt chính của công trình. Chiếu sáng đài phun nước phải có hiệu quả hấp dẫn thị giác cao.
     

    Yêu cầu về an toàn điện đối với đèn chiếu sáng đường phố, trừ những phố, đường trong khu dân cư, công trình... có yêu cầu cao về an ninh trật tự, các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng còn lại nên áp dụng một trong các biện pháp sau để thực hiện chiếu sáng sau nửa đêm. Dùng thiết bị điều khiển tự động tập trung hoặc khu vực, balat tự động tiết giảm quang thông do các nguồn sáng phát ra sau nửa đêm để giảm công suất tiêu thụ.
     

    Sử dụng hệ thống điều khiển tự động tiết giảm công suất của toàn bộ hệ thống chiếu sáng hay từng nguồn sáng riêng rẽ. Xác định thời gian bật tắt đèn hợp lí tùy thuộc vào các mùa, sử dụng thiết bị tự động đóng mở hệ thống chiếu sáng theo chế độ hẹn giờ hoặc theo chế độ ánh sáng tự nhiên. Định kỳ lau chùi, thay nguồn sáng đơn lẻ (do hỏng hóc) hay thay theo nhóm (do quá thời gian sử dụng) và sửa chữa các hỏng hóc của hệ thống chiếu sáng.

    Nguồn: Vietq.vn

     

    Zalo
    Hotline