Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?

Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?

Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?

Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?

Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?
Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?

Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?

Ngày đăng: 22/02/2024
    BIM không còn là công nghệ xa lạ với ngành thiết kế xây dựng. Thế nhưng những hiểu lầm về BIM vẫn tồn tại, đó là gì?


    Hiểu lầm về BIM: Thực tế hay sai lầm?


    BIM – Chỉ là công nghệ thiết kế kiến trúc?

    BIM liên quan đến việc tạo ra các mô hình kỹ thuật số 3D, thông minh để lập kế hoạch và quản lý các dự án xây dựng. So với các bản vẽ truyền thống và các công cụ liên quan, BIM cho phép chia sẻ thông tin có thể hành động, chính xác và có thể truy cập cao hơn nhiều với các bên liên quan của dự án để họ có thể đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn.

    Tuy nhiên, điều quan trọng là BIM còn vượt xa sự phát triển của những bức ảnh kỹ thuật số trông đẹp mắt. Nó thực sự là một tập hợp các quy trình kinh doanh tác động đến toàn bộ quy trình công việc của dự án xây dựng, từ giai đoạn ước tính ban đầu và đấu thầu cho đến khi hoàn thành và bảo trì cơ sở liên tục.

    Như bạn có thể tưởng tượng, việc thực sự áp dụng BIM liên quan đến nhiều thứ hơn là thuê một anh chàng CAD và nâng cấp lên MacBook Pro. Cách làm việc mới này sẽ thay đổi việc phân phối, xây dựng và thiết kế dự án theo nhiều cách. Đó là một sự thay đổi cuộc chơi thực sự đối với các chuyên gia MEP và không phải là một quá trình chuyển đổi được xem nhẹ.


    Nơi mọi người hiểu sai về BIM

    Trước khi chúng ta đi sâu hơn vào lý do tại sao và làm thế nào các nhà thầu có thể tích hợp BIM hoàn toàn vào quy trình làm việc của họ, chúng ta cần giải quyết những lầm tưởng và cường điệu xung quanh nó.

    Có thể bạn đã nghe thấy những quan điểm mâu thuẫn xung quanh BIM, đặc biệt nếu bạn đã làm trong ngành xây dựng hơn 10 năm. Có những người hoài nghi và những người phản đối thiếu thông tin:

    Bạn cần phải chi rất nhiều tiền cho phần mềm

    Việc chi tiền cho một công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng khi bạn chi một khoản đáng kể cho BIM thì lợi ích nó mang lại cũng xứng tầm với số tiền đó. Giai đoạn đầu của việc ứng dụng có thể khiến bạn mất thời gian, công sức đào tạo và dần chán nản. Nhưng hãy nhìn xa hơn về những gì BIM mang lại. Học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp và tài liệu để tận dụng được lợi ích từ BIM. Sự học hỏi và kiên trì đó sẽ dần cho bạn thấy được rằng các khoản chi cho phần mềm là xứng đáng.

    Mất nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch ở chế độ 3D

    Ở một khía cạnh nào đó, khi mới tiếp cận BIM, bạn sẽ cảm thấy quá trình lập kế hoạch trên mô hình 3D thật sự khó khăn. Thế nhưng đến những lần sau, quá trình này sẽ không còn khó khăn nữa. Thêm vào đó, việc lập kế hoạch với một mô hình 3D sẽ cho ra những dự toán chính xác hơn nhiều so với mô hình 2D truyền thống. Các số liệu đo lường, dự toán nguyên vật liệu,… sẽ được tiết kiệm hơn. Bởi vì trên một mô hình trực quan, bạn sẽ nhận ra đâu là nơi cần chú trọng thi công, đâu là nơi có thể giảm bớt những giai đoạn chế tác cầu kỳ. Khi các hình dung về công trình trở nên trực quan, tư duy phát triển dự án cũng sống động và nhiều ý tưởng hơn. Vậy nên, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch cùng BIM nhưng đồng thời cũng sẽ có thêm nhiều hơn nữa những ý tưởng và hạn chế những dự toán sai lầm.

    hiểu lầm về BIM

    BIM chỉ dành cho các công ty “lớn” và các dự án “lớn”

    Điều này sẽ đúng khi mọi người tiếp cận BIM ở những năm trước đây. Khi BIM còn lạ lẫm và nhiều công ty khó đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của ứng dụng này. Thêm vào đó, đối với những dự án nhỏ, không có nhiều nhân lực, nhiều kiến trúc sư vẫn ưu tiên dùng các phần mềm đơn lẻ và tự liên hệ với các đơn vị thi công khác qua điện thoại hoặc email. Dù vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc BIM chỉ dành cho các dự án lớn. Bim vẫn có giá trị dữ liệu và lâu dài với mọi dự án. Mặt khác, tính cập nhật của BIM cũng tiện lợi hơn khi khách hàng thay đổi mong muốn của họ. Thực tế thì các dự án nhỏ vẫn đảm bảo đầy đủ các phần cấu trúc cơ bản của một công trình, vẫn cần nhiều bản vẽ. Tổng hợp và kết hợp trực quan các bản vẽ lại đúng là lợi thế của BIM.

    Giao tiếp trên BIM thực sự khó khăn và dẫn đến nhiều lỗi sai

    Nếu điều này xảy ra, bạn cần tự hỏi xem nhân sự đội BIM hiện tại đã được đào tạo tốt về BIM hay chưa? Đây không hẳn là hiểu lầm về BIM mà là sự né tránh. Thời đại công nghệ thông tin khiến cho việc giao tiếp trên nền tảng công nghệ không còn quá xa lạ. Đừng nhìn BIM một các quá phức tạp. Hãy nghĩ nó đơn giản chỉ là một công cụ giống như Drive kết hợp với AutoCAD. Điều này giúp bạn dễ dàng hình dung và làm quen với BIM hơn. Mặt khác, BIM không cao siêu đến mức khó tiếp cận. BIM vốn dĩ được phát triển dựa trên nền tảng nhiều công nghệ thiết kế sẵn có. Nếu một kiến trúc sự được giới thiệu và đào tạo bài bản về BIM thì việc sử dụng nhất định sẽ dễ dàng. Chi phí đào tạo thật sự không đáng kể vì họ có thể dùng kiến thức đó để tạo ra nhiều giá trị hơn. 

    Việc ứng dụng BIM tại Việt Nam hiện nay là chưa cần thiết

    Đây không phải là hiểu lầm về BIM, bạn chỉ đang trì hoãn cơ hội của mình mà thôi. BIM nghe thì khó thích ứng nhưng công nghệ này đã được ứng dụng gần một thập kỳ rồi. Việc ứng dụng BIM tại Việt Nam hiện nay không phải là chưa cần thiết mà là quá cấp thiết. Ứng dụng BIM không phải là chuyện thử một lần là được. Bạn cần chuẩn bị nhiều điều trước đó từ đào tạo đến công nghệ. Lúc này là thời điểm mà tất cả kiến trúc sư tại Việt Nam đã phải thành thạo BIM. Thậm chí việc giáo dục BIM cần được mở rộng hơn nữa. Bởi lẽ nếu không ứng dụng BIM, bạn sẽ không thể hòa nhập với thế giới. Điều đó đồng nghĩa là cơ hội tiến xa hơn khu vực nội địa cũng bị bỏ quá.

    BIM có lẽ chẳng còn xa lạ nữa, vậy nên những hiểu lầm về BIM lúc này cần được thay đổi. Tư duy thiết kế hiện đại cần hướng đến những công nghệ tiên tiến mang lại tối ưu triệt để. BIM không chỉ khiến mọi thứ tối giản hơn mà còn mang lại nhiều cơ hội khác.

     

    Zalo
    Hotline