ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ

ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ

ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ

ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ

ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ
ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ

ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT VÀ SẠT LỞ

Ngày đăng: 23/10/2023

    Việt Nam có khoảng 140 - 150 đô thị ở miền núi, 300 đô thị ven biển chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt và hạn hán. Với xu thế đô thị hóa và phân bố hệ đô thị hiện nay cùng các tác động của thời tiết cực đoan, sẽ là thách thức đối với công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị.

    Những thách thức đặt ra với đô thị Việt Nam

    Quá trình đô thị hóa ở mỗi nước diễn ra theo xu hướng nhanh, chậm khác nhau bởi nó phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở quốc gia đó.

    Các nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới đã sống ở các thành phố kể từ năm 2007 và đô thị hóa ước tính sẽ tăng lên 80% vào năm 2050. Tại Việt Nam, 76 thành phố bao gồm 60% tổng dân số cả nước và đóng góp vào hơn 70% GDP.

     

     

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

    Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã hưởng thụ thành quả của quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh thời gian qua. Diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng cùng sự tăng trưởng về chất lượng cuộc sống và kinh tế đô thị.

    Đô thị hóa đã tạo ra khu vực đô thị với không gian kinh tế được mở rộng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hạ tầng phát triển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế đô thị bình quân ở mức 12 - 15%/năm, gấp 1,2 - 1,5 lần tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực đô thị thấp hơn gần 3 lần khu vực nông thôn.

    Khi dân số và cơ sở vật chất của các thành phố tiếp tục phát triển, chúng ta phải đối mặt với những thách thức liên quan đến nhà ở, quản trị, di chuyển trong đô thị và đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Điều kiện khí hậu ngày càng có xu hướng thay đổi, tạo thêm áp lực và bất ổn cho các khu vực đô thị. 

    Thực tế rà soát theo kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT cho thấy, các khu vực tiềm ẩn chịu tác động mạnh từ BĐKH lại là khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị cao trong những năm gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục đô thị hóa mạnh.

    Việt Nam hiện thuộc nhóm 10 nước chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét... và cũng là những nước dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu. Tại ĐBSCL, mực nước lịch sử liên tục tăng lên trong mấy năm gần đây. Cụ thể như mực nước đỉnh triều ở Cần Thơ năm 2022 đạt 2,27 m, cao hơn các đỉnh triều cũ xảy ra năm 2019 là 2,25 m và năm 2018 là 2,23 m.

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

    Đường mễ Trì, Hà Nội ngập úng mỗi khi mưa lớn. Nguồn ảnh: Internet

    Tại miền Trung, đợt lũ lớn trái mùa xảy ra vào tháng 4/2022 đã gây thiệt hại nặng nề cho các đô thị. Tại Thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây, các trận mưa với lưu lượng lớn liên tục xảy ra, gây úng ngập nặng tại nhiều khu vực, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

     

     

    Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện nay, có khoảng 300 đô thị ven biển sẽ chịu sự tác động rất lớn của BĐKH như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường. Khoảng 140 - 150 đô thị ở miền núi chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn hán. Với xu thế đô thị hóa và phân bố hệ đô thị hiện nay, BĐKH, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan thực sự là thách thức đối với công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị.

    Trong số đó một số tỉnh, thành phố bị ngập nặng phải kể đến là TP Hải Phòng (5 - 10% diện tích bị ngập), tỉnh Thái Bình (50 - 60% diện tích bị ngập), tỉnh Nam Định (30 - 40% diện tích bị ngập), TP.HCM (20% diện tích bị ngập), tỉnh Kiên Giang (80% diện tích bị ngập), tỉnh Hậu Giang (80% diện tích bị ngập), TP Cần Thơ (5 - 10% diện tích bị ngập), tỉnh Bạc Liêu (40 - 50% diện tích bị ngập), tỉnh Sóc Trăng (25 - 30% diện tích bị ngập), tỉnh Cà Mau (40 - 50% diện tích bị ngập).

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Xây dựng khung khả năng chống chịu cho đô thị

    Sau 35 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng trong quy hoạch đô thị với tốc độ đô thị hóa ở mức cao (khoảng 40% năm 2022, vượt 10% so với con số 30,5% của năm 2010); đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đô thị.

     

     

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

    Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Mô hình tăng trưởng của các đô thị chưa đa dạng, có nguy cơ rơi vào thiếu bền vững; phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên; năng lực dự trữ và tầm nhìn dài hạn còn hạn chế; thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai chưa hiệu quả, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, kết nối giao thông giữa các khu vực đô thị còn yếu làm gia tăng chi phí, tình trạng ô nhiễm môi trường phổ biến ở các đô thị lớn; đầu tư cho các vấn đề cấp bách về hạ tầng kỹ thuật chưa được các đô thị ưu tiên giải quyết triệt để, đồng bộ dẫn đến các hệ quả về lâu dài.

    Thực tế cũng cho thấy, BĐKH và phát triển đô thị liên quan với nhau chặt chẽ và thường tương tác tiêu cực. Phát triển đô thị khiến cho các đô thị được cải tạo xây dựng mới nhiều dẫn đến tăng nguy cơ ngập lụt khi mưa lớn, bão và triều cường.

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

    Vụ sạt lở nghiêm trọng tại thành phố Đà Lạt (29/6/2023). Nguồn ảnh: Internet

    Đặc biệt mối hiểm họa càng gia tăng khi các quy hoạch: quốc gia, vùng, đô thị chưa có nội dung hoặc chưa có các phương án tính toán về rủi ro đã cập nhật với tình hình mới của BĐKH.

    Thêm vào đó, khó khăn gia tăng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của hầu hết các đô thị Việt Nam đều cũ, yếu và thiếu đồng bộ. Hệ thống nhà ở và các công trình công cộng, trường học, bệnh viện, nhà hát, các công sở, xí nghiệp công nghiệp, hệ thống đê điều, cửa xả… đã và đang được xây dựng, thiết kế với các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, tần suất lịch sử cũ, chưa cập nhật kịp thời với tình hình biến đổi khí hậu gia tăng nghiêm trọng gần đây. 

    Do đó, cần xây dựng một chiến lược quy hoạch đô thị tổng thể đảm bảo hài hòa các vấn đề nêu trên, nhằm hướng tới các mục tiêu tăng trưởng xanh, chống chịu với BĐKH và giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

    Nhìn rõ những thách thức trước mắt cũng như lâu dài, Việt Nam đã xác định quan điểm và định hướng phát triển đô thị bền vững, xây dựng các đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo.

    Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/01/2022 về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, định hướng phát triển hệ thống đô thị bền vững, bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với BĐKH, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh... Tiếp đó, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, đơn vị có liên quan và các địa phương tham mưu, xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ. Ngày 11/11/2022 Chính phủ đã có Nghị quyết số 148/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị; trong đó, tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu:

    Thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam;

    Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững;

    Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với BĐKH;

    Rà soát và xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành;

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

     

     

    Xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan để tạo ra hành lang pháp lý, khơi thông nguồn lực và các điểm nghẽn trong phát triển đô thị thời gian qua, tạo sức bật và lợi thế nhất định cho phát triển đô thị thời gian tới.

    Tại hội thảo đầu tiên (tháng 3/2023) trong chuỗi hội thảo cấp quốc gia về chủ đề tăng cường khả chống chịu và phục hồi của các đô thị Việt Nam trước tác động của BĐKH, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cũng chỉ rõ: “Chính phủ đã xác định tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch.

    Đây là công cụ có vai trò nền tảng để tổ chức không gian, mô hình phát triển đô thị hiệu quả, hướng đến tối ưu hóa nguồn lực đất đai, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Đồng thời, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với BĐKH; chú trọng hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp thoát nước, chống ngập úng trong đô thị; chú trọng bảo đảm các không gian xanh, không gian công cộng...”.

    Phát triển đô thị dựa trên các biện pháp bền vững, thích ứng với BĐKH sẽ mang lại một môi trường an toàn và lành mạnh cho sự phát triển kinh tế và tăng cường khả năng chống chịu của cư dân thành phố. Khả năng chống chịu của đô thị chính là việc giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai và cũng liên quan đến khả năng nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định. Tuy nhiên, những biện pháp thích ứng với BĐKH và khả năng chống chịu không phải lúc nào cũng được lồng ghép chặt chẽ vào các quy trình lập kế hoạch và ngân sách cho đô thị.

     

     

     

    Nguồn: https://tapchixaydung.vn/do-thi-ung-pho-voi-ngap-lut-va-sat-lo-20201224000019735.html

    Zalo
    Hotline