CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC

CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC

CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC

CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC

CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC

CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC LIÊN TỈNH VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC

Ngày đăng: 23/10/2023

     Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt với những thay đổi lớn về nguồn nước và chế độ dòng chảy, khiến cho công tác quản lý nước và vận hành hệ thống thủy lợi trong khu vực gặp rất nhiều thách thức. Để quản lý nguồn nước và hệ thống thủy lợi một cách phù hợp và hiệu quả, các bên liên quan cần có nguồn thông tin dữ liệu đầu vào đầy đủ, tin cậy, và kịp thời. Sự thiếu thống nhất và thiếu đồng bộ giữa các cơ quan trong thu thập, quản lý và chia sẻ thông tin dữ liệu nguồn nước hiện đang là rào cản lớn cho quá trình phối hợp ở quy mô liên tỉnh và liên ngành.

    Hệ thống thông tin dữ liệu đa ngành

            “Cơ sở dữ liệu ngành nước Đồng bằng sông Cửu Long” được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ quan chức năng, ban ngành địa phương về quản lý, chia sẻ dữ liệu nguồn nước theo hướng liên ngành và liên tỉnh. Với nền tảng trực tuyến, hệ thống cơ sở dữ liệu của các tỉnh có thể tự động kết nối với nhau để cập nhật, đồng bộ dữ liệu một cách thường xuyên và liên tục qua đó thúc đẩy hợp tác giữa các chủ thể và bên liên quan khi thực hiện các nghiệp vụ và hoạt động liên quan đến quản lý nguồn nước và hệ thống thủy lợi.

            Trong giai đoạn thí điểm (2020-2021), cơ sở dữ liệu (CSDL) được thiết lập và kết nối trực tuyến giữa 5 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng trên phạm vi 2 hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp và Tứ giác Long Xuyên. Tại mỗi tỉnh, cơ sở dữ liệu này cũng được tích hợp vào cổng thông tin điện tử (website) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông qua hệ thống tên miền như sau:

    An Giang:       http://csdl-nganhnuoc.sonongnghiep.angiang.gov.vn/

    Kiên Giang     http://csdl-nganhnuoc.snnptnt.kiengiang.gov.vn

    Cà Mau          http://csdl-nganhnuoc.snn.camau.gov.vn

    Bạc Liêu         http://csdl-nganhnuoc.snn.baclieu.gov.vn

    Sóc Trăng      http://csdl-nganhnuoc.snnptnt.soctrang.gov.vn

     

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

    Giao diện Cơ sở dữ liệu ngành nước Đồng bằng sông Cửu Long

    Đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ về quản lý nguồn nước tại địa phương 

                Hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm 02 thành phần chính là (i) Cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian và bản đồ GIS và (ii) giao diện WebGIS với thiết kế đồng nhất cho tất cả các tỉnh. Hệ thống được tích hợp các lớp dữ liệu thiết yếu về nguồn nước bao gồm: (a) Khí tượng thủy văn và quan trắc nguồn nước, (b) Công trình thủy lợi, (c) Vận hành hệ thống công trình thủy lợi, (d) Công trình giao thông, (đ) Hiện trạng sử dụng đất và (e) các lớp nền sông kênh, ranh giới hành chính, nền GIS toàn cầu. Sử dụng các nền tảng GIS tiêu chuẩn, hệ thống cho phép hiển thị các lớp dữ liệu tĩnh (như hệ thống công trình) cũng như các chuỗi dữ liệu thời gian (bao gồm dữ liệu thời gian thực tại một số trạm quan trắc tự động).

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công



     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Các lớp dữ liệu của hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành nước ĐBSCL   
        
    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Giao diện dữ liệu khí tượng thủy văn và quan trắc nguồn nước

    Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Giao diện dữ liệu công trình thủy lợi vùng Tứ Giác Long Xuyên và Quản Lộ-Phụng Hiệp

            Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

     

                

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

           Với ứng dụng công nghệ số, hệ thống CSDL ngành nước góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lưu trữ và quản lý dữ liệu nguồn nước ở ĐBSCL. Nhờ có hệ thống này, thông tin dữ liệu về công trình thủy lợi, đài trạm quan trắc và các chuỗi dữ liệu thời gian được dễ dàng chỉnh sửa/cập nhật, lưu trữ và quản lý một cách đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị và các tỉnh. Hệ thống CSDL ngành nước cung cấp định dạng lưu trữ dữ liệu nhất quán, qua đó thúc đẩy quy trình chia sẻ dữ liệu liên thông giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh cũng như giữa các tỉnh với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

          Hệ thống CSDL cũng cung cấp tính năng lập báo cáo thống kê danh mục công trình. Tính năng này nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan liên quan trong quản lý nước, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

    Thiết kế hệ thống giúp tháo gỡ tắc nghẽn về thể chế trong quá trình chia sẻ dữ liệu

           Hệ thống CSDL được cài đặt phân tán trên các máy chủ đặt tại từng tỉnh. Các máy chủ được kết nối trực tuyến để tự đồng bộ hóa dữ liệu với nhau qua mạng internet theo cấu trúc “phân tán giả lập tập trung”. Cấu trúc này bảo toàn quyền làm chủ, trách nhiệm cũng như vai trò quản trị dữ liệu riêng của từng tỉnh, từng ngành trong khi vẫn đảm bảo tính kết nối và chia sẻ dữ liệu trực tuyến chung giữa các ngành và các tỉnh trong toàn vùng ĐBSCL hay các tiểu vùng/hệ thống thủy lợi một cách chuẩn tắc và thông suốt.  Hiện ĐBSCL chưa tồn tại “cơ cấu thể chế” nào giúp giải quyết 2 nút thắt này, và cũng như vậy – chưa tồn tại một “nền tảng số tập trung” đúng nghĩa cho phép điều phối, kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các tỉnh và các ngành theo một nguyên tắc thống nhất.

           Tân Kiểng ICC - Hướng tới thành công

           

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     Minh họa thiết kế “phân tán giả lập tập trung” với kết nối liên ngành - liên tỉnhcủa hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành nước ĐBSCL

            Với thiết kế “mở” (tất cả mọi người dùng internet đều có thể truy cập để xem dữ liệu mà không cần được cấp quyền truy cập), hệ thống này cũng hướng đến phục vụ nhóm đối tượng đại chúng hơn bao gồm khối nghiên cứu, học sinh sinh viên, các nhóm cộng đồng, người nông dân, cũng như toàn thể người dân nói chung. Điều này giúp nâng cao vị thế và hình ảnh của các cơ quan quản lý, đồng thời thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa chính quyền địa phương và người dân.  

    Duy trì và nhân rộng hệ thống thông tin dữ liệu đa ngành

            “Cơ sở dữ liệu ngành nước Đồng bằng sông Cửu Long” là bước đi đầu tiên nhằm hướng tới mô hình “hệ thống thông tin dữ liệu đa ngành”, hỗ trợ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long và đang được tiếp tục hoàn thiện.

             Quá trình xây dựng, vận hành và duy trì một hệ thống thông tin dữ liệu đa ngành như vậy rất cần có sự cam kết và sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, sự chủ động và tích cực của các bên có liên quan để bố trí nguồn lực cập nhật và duy trì hệ thống.

            Khung thể chế và pháp lý đầy đủ là một trong những trụ cột của quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Chuẩn hóa công tác lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu (từ hình thức truyền thống bằng văn bản sang hình thức số hóa và thống nhất giữa các ngành) cũng vậy – đòi hỏi khung pháp lý cụ thể quy định về cách thức lưu trữ và quản lý thông tin liên ngành trong quản lý nguồn nước. Chính vì vậy, 5 tỉnh thí điểm Hệ thống CSDL ngành nước ĐBSCL cũng cần cân nhắc ban hành văn bản pháp quy ở cấp tỉnh về nền tảng số này.

    Nguồn: Theo " Cổng thông tin điện tử VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM"

    Zalo
    Hotline