Các yếu tố cần thiết để áp dụng BIM thành công cho dự án xây dựng
Cách tiếp cận hợp tác này giúp giảm thiểu sai sót, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả làm việc từ giai đoạn thiết kế cho đến thi công. Tuy nhiên, việc áp dụng BIM thành công đòi hỏi chúng ta phải lập kế hoạch cẩn thận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về các yếu tố cần thiết để ứng dụng BIM thành công cho các dự án xây dựng.
Nội dung bài viết
- Xác định rõ ràng các BIM Goals
- Xây dựng kế hoạch thực hiện BIM (BEP) rõ ràng
- Triển khai môi trường dữ liệu chung (CDE)
- Năng lực áp dụng BIM giữa các đơn vị tham gia phải tương đồng
Xác định rõ ràng các BIM Goals
Bước đầu tiên để triển khai BIM thành công là xác định các mục tiêu BIM. Việc xác định các mục tiêu áp dụng BIM tổng thể cũng như chi tiết rất quan trọng, quyết định đến việc áp dụng BIM thành công vào dự án. Các mục tiêu này sẽ được xây dựng dựa trên các lợi ích tiềm năng của việc áp dụng BIM (như rút ngắn tiến độ, cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí hoặc là nơi lưu trữ dữ liệu thuận tiện phục vụ cho quá trình vận hành, bảo trì công trình...). Đối với các giai đoạn khác nhau của dự án, Chủ đầu tư cần xác định các mục tiêu BIM.
Trong giai đoạn thiết kế mục tiêu bao gồm:
- Phối hợp trên mô hình 3D.
- Nâng cao chất lượng thiết kế bằng cách giải quyết các xung đột tiềm ẩn của dự án.
- Trích xuất bản vẽ 2D từ mô hình 3D, đảm bảo dự án có nguồn tin tưởng duy nhất.
- Trích xuất khối lượng cơ bản từ mô hình 3D.
- E-submission : tự động hóa quy trình phê duyệt tài liệu, bản vẽ.
Trong giai đoạn thi công, mục tiêu có thể là
- Số hóa quy trình QLDA, bao gồm các quy trình quản lý hồ sơ, đệ trình, quản lý chất lượng, an toàn....
- Tạo môi trường trao đổi thông tin minh bạch giữa các bên.
- Cung cấp thông tin phi hình học cho mô hình hoàn công.
- Bàn giao tài sản kỹ thuật số cho chủ đầu tư dự án, sẵn sàng chuyển tiếp tới gian đoạn bảo trì, vận hành.
Khi xác định mục tiêu áp dụng BIM, Chủ đầu tư cũng nên đề xuất mức độ ưu tiên của các mục tiêu để định hướng lựa chọn nội dung áp dụng. Bằng cách xác định rõ ràng các mục tiêu BIM cho từng giai đoạn, các bên liên quan có thể đảm bảo rằng mọi người đang làm việc hướng tới cùng một mục tiêu.
Xây dựng kế hoạch thực hiện BIM (BEP) rõ ràng
Khi các mục tiêu BIM được xác định, Kế hoạch thực hiện BIM (BEP) phải được phát triển. BEP phác thảo quy trình và thủ tục BIM cho dự án, bao gồm các thông tin như quy ước đặt tên, thiết lập cách trao đổi trên môi trường dữ liệu chung (CDE).
Ma trận kiểm tra xung đột
CDE là môi trường dữ liệu chung cho phép các bên liên quan hệ thống hóa việc trao đổi thông tin và lưu trữ tất cả các phiên bản của mô hình và bản vẽ. Nó cũng có thể tích hợp các tính năng như số hóa quy trình phê duyệt, cộng tác thông qua mô hình dựa trên đám mây, tự động phát hiện va chạm, quản lý lỗi trực quan, số hóa công việc kiểm tra và cung cấp tài sản kỹ thuật số.
Quy định mức độ LOD của mô hình BIM
Triển khai môi trường dữ liệu chung (CDE)
Môi trường dữ liệu chung (CDE) là nơi thu thập, lưu trữ, quản lý và phổ biến tất cả các thông tin, dữ liệu, tài liệu được tạo ra bởi các bên tham gia thực hiện BIM. CDE là sự kết hợp của các giải pháp kỹ thuật và quy trình làm việc.
Phân loại CDE - Quyết định 348/QĐ-BXD 2021
CDE có thể rất khác nhau giữa các dự án (phụ thuộc quy mô và đặc điểm dự án). Một CDE đơn giản có thể chỉ là các ứng dụng nhỏ chia sẻ file miễn phí dựa trên nền web hoặc là các phần mềm thương mại.
CDE cho phép chia sẻ, phối hợp thông tin một cách kịp thời và chính xác giữa tất cả các thành viên tham gia tạo dựng, quản lý và sử dụng mô hình BIM. Việc xây dựng và phát triển thông tin trong các giai đoạn thực hiện sẽ được tuần tự hóa có kiểm tra thông qua các “cổng kiểm soát”. CDE nên được sử dụng trong suốt vòng đời của dự án.
Cấu trúc các khu vực thông dụng của CDE - Quyết định 348/QĐ-BXD 2021
Môi trường dữ liệu chung rất quan trọng để triển khai BIM thành công. Đây là nơi lưu trữ tất cả các thông tin của dự án và chia sẻ giữa các bên liên quan. CDE cung cấp một nguồn dữ liệu tin tưởng duy nhất, giúp dễ dàng theo dõi các thay đổi và tránh sai sót.
Ngoài ra, CDE có thể nhiều tính năng khác nhau như số hóa quy trình phê duyệt, cộng tác thiết kế bằng mô hình 3D trên nền tảng đám mây, kiểm soát va chạm tự động, quản lý lỗi trực quan, số hóa công tác nghiệm thu, bàn giao tài sản kỹ thuật số….Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các tiêu chí lựa chọn CDE theo ISO 19650 tại đây nhé!
Năng lực áp dụng BIM giữa các đơn vị tham gia phải tương đồng
Một yếu tố quan trọng khác để triển khai BIM thành công là đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều có năng lực triển khai BIM. Điều này có nghĩa là mọi người phải có cùng mức độ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện quy trình BIM một cách hiệu quả. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần hỗ trợ và đào tạo kiến thức về BIM cho tất cả các bên liên quan, bao gồm kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và nhà thầu phụ. Yêu cầu cung cấp các hồ sơ chứng minh năng lực triển khai BIM. Bằng cách này, Chủ đầu tư có thể đảm bảo quy trình BIM liền mạch và hiệu quả.
Tóm lại, BIM là một công cụ mạnh mẽ có thể biến đổi ngành xây dựng. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công nó đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận và xem xét một số yếu tố quan trọng. Những yếu tố này bao gồm xác định rõ ràng các mục tiêu BIM, phát triển Kế hoạch thực hiện BIM, sử dụng Môi trường dữ liệu chung và đảm bảo các bên liên quan đều có năng lực áp dụng BIM. Bằng cách thực hiện các yếu tố cần thiết này, chủ dự án có thể đảm bảo ứng dụng BIM thành công cho các dự án xây dựng.